Zing News - Tri thức trực tuyến

M

Cách check mail tên miền riêng với Gmail thay cho Outlook Express

( VDO ) - Giờ đây bạn có thể thay thế những công cụ kiểm tra (check) mail thường dùng như Outlook Express 2003 , Microsoft Outlook 2003 hay sử dụng webmail bằng cách cài trực tiếp pop3 và smtp lên dịch vụGmail của google chuyên nghiệp hơn với khả phòng chống spam, bảo mật tài khoản tốt.

Thêm tài khoản mail tên miền riêng vào Gmail

Trước tiên bạn cần có một tài khoản email theo tên miền riêng bao gồm những thông tin sau:
Tên tài khoản Email: info@domain.com
Mật khẩu Email: **********
Pop3/Port: mail.domain.com / 110
Smtp/Port: mail.domain.com / 25


Các thông tin email trên được cung cấp từ đơn vị cung cấp email của bạn. Nếu chưa có các thông ti trên bạn hãy liên hệ với nhà cung cấp email của bạn để yêu cầu được cấp các thông tin trên.

Tiếp đó bạn hãy đăng nhập vào Gmail và vào mục Settings để tiến hành cài đặt



Cài đặt thêm tài khoản mail công ty vào Gmail

Tiếp tục chọn tab Accounts and Import 



Tab Accounts and import trong settings

Tiếp đó tìm phần Check mail from other accounts (using POP3) và click vào Add a POP3 mail account you own để thêm mới một tài khoản pop3




Thêm mới tài khoản pop3 vào gmail

Màn hình xuất hiện cửa sổ yêu cầu bạn nhập địa chỉ email cần thêm và bạn hãy nhập email của mình vào cửa sổ này và nhấn Next Step để tiếp tục



nhập tài khoản email vào cửa sổ

Cửa sổ tiếp tục xuất hiện bạn hãy điền các thông tin về tài khoản, mật khẩu và địa chỉ pop3 vào cửa sổ đó. Lưu ý về Username hãy nhập có @ vào, POP Server (Pop3) dạng mail.domain.com, Port:110 và check chọn vào mục Label incoming messages để khi thêm tài khoản này Gmail sẽ tạo thêm thư mục có têninfo@crviet.com và các email nhận được sẽ chuyển vào thư mục này để bạn dễ quản lý và nhấn Add Account tương tự như hình bên dưới đây



Cấu hình tài khoản pop3 vao gmail

Như vậy là việc thêm tài khoản Email theo tên miền riêng của bạn đã thành công giờ đây bạn có thể check mail từ Server mail của bạn trực tiếp trong Gmail và bạn hãy để ý trong Gmail của bạn sẽ xuất hiện một thư mục với địa chỉ Email của bạn, ở thư mục này sẽ lưu trữ các Email của bạn trong đó.


Hiển thị thư mục Email của bạn trong Gmail

Thêm tài khoản gửi Email (SMTP) trên Gmail

Ở trên là phần hướng dẫn tải Email về Gmail và xem các email của bạn trực tiếp trên Gmail, còn để sử dụng Email của bạn để gửi đi thì ở đây bạn cần thêm tài khoản SMTP để gửi mail từ tài khoản email của bạn. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

Bạn hãy truy cập vào lại phần Settings -> Accounts and Import và tìm mục Send mail as và click vào Add another email address you own để thêm mới một tài khoản gửi mail mới



thêm tài khoản gửi mail smtp vào gmail

Cửa sổ nhập thông tin về tài khoản gửi mail xuất hiện, bạn hãy điền tên và địa chỉ Email gửi đi và nhấn Next Step để tiếp tục



nhập tên địa chỉ gửi mail smtp vào Gmail

Tiếp theo bạn hãy khai báo thông tin tài khoản gửi mail SMTP bao gồm :
SMTP Server: mail.domain.com
Username: info@domain.com
Password: ********

Lưu ý là Port bạn hãy để là 25 và check chọn vào mục Unsecured connection sau đó nhấn Add Account để hoàn tất việc thêm tài khoản gửi email của bạn. Khi click vào Add Account thì bước cuối của sổ sẽ xuất hiện thêm rằng bạn cần phải kích hoạt tài khoản email gửi đi này bằng cách truy cập vào tài khoản email của bạn đã thêm để nhận được mã kích hoạt hoặc nhấn vào đường dẫn kích hoạt được gửi trong email thì khi đó tài khoản của bạn sẽ được thêm thành công.

Giờ bạn hãy kiểm tra xem việc thêm tài khoản gửi mail của mình đã có chưa bằng cách viết mới một Email, ở phần From khi click chuột vào bạn sẽ thấy nó xổ ra danh sách những Email đã được thêm vào để gửi email, và bạn hãy chọn một email cần sử dụng để gửi đi.



chọn email gửi đi trong phần viết mới Email

Theo conduongviet.net
Các tìm kiếm liên quan đến check mail
check mail yahoo
check mail gmail
check mail là gì
cách check mail
check mail gmail. com vn
check mail iphone
check mail yahoo bằng outlook
xem check mail trong gmail

Hosting là gì?

( VDO ) Bạn có nghe nhiều đến khái niệm Hosting hay không? Bạn có hiểu hostting có nghĩa là gì không ?




Từ một máy chủ (Server) được xây dựng bởi một chiếc máy tính nhưng có cấu hình mạnh và chuyên dụng cho server, khác với chiếc máy tính thông thường chúng ta đang làm việc và thao tác với nó trên hệ điều hành Windows hay Linux, Mac…, nó được đặt ở một trung tâm dữ liệu để đảm bảo về đường truyền internet và điều hòa nhiệt độ cùng với độ ổn định về nguồn điện tốt hơn thay vì đặt ở nhà. Máy chủ sẽ được cài đặt những phần mềm chuyên dụng cho nhu cầu về server hơn máy tính thông thường như phân quyền người dùng, phân quyền truy cập vào nó và từ đó máy chủ sẽ chia nhỏ dung lượng ổ cứng phân quyền cho các gói dung lượng đó tạo thành các gói hosting.

Từ các gói hosting được chia ra bởi máy chủ mà bạn được phép truy cập vào hosting của mình để lưu trữ các dữ liệu, hình ảnh, âm thanh, video… tất cả bạn đều có thể truy cập vào các dữ liệu đó từ bất kỳ nơi nào có mạng internet.

Ứng dụng hosting

Người ta sử dụng hosting với nhiều mục đích và nhiều nhu cầu khác nhau:
Sử dụng hosting để làm nơi lưu trữ website của bạn và tất cả mọi người có thể truy cập vào hosting của bạn để xem website của bạn được lưu trữ trên hosting đó.
Sử dụng hosting để lưu trữ các tài liệu mỗi khi cần tải hoặc xem trực tuyến ở bất kỳ nơi nào có mạng internet

Và nhiều nhu cầu khác để sử dụng hosting cho các dữ liệu trực tuyến.

Trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp hosting và nhiều giá khác nhau. Nhưng về cơ bản để chọn một hosting phù hợp và thõa nhu cầu bao gồm:
Tốc độ truy cập (Đường truyền nơi đặt máy chủ của đơn vị đó)
Cấu hình server (Bao gồm bộ vi xử lý của máy chủ, Ram…)
Băng thông ( Băng thông của web hosting là lượng dữ liệu tính bằng MBytes mỗi khi tải dũ liệu hoặc upload dữ liệu thì băng thông sẽ trừ dần và mỗi lần đầu tháng sẽ reset lại một lần ) một số đơn vị cung cấp băng thông không giới hạn nhưng cũng có một số đơn vị sẽ giới hạn băng thông nhằm giảm tải cho server.
Giá cả cho các gói hosting cũng rất cạnh tranh

***********************************

VDO là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet, các dịch vụ và giải pháp về lưu trữ ( Hosting, email, websites,…) cho các doanh nghiệp, với tiêu chí nâng cao giá trị dịch vụ và đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng trong mọi giao dịch trực tuyến trên Internet

Dịch vụ Hosting là nơi lưu trữ tất cả các dữ liệu ( data ), trang Website, các thông tin, tư liệu và hình ảnh của quý khách hàng trên một máy chủ Hosting Internet, Hosting đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa Website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm các dịch vụ host giá rẻ tốt nhất !

Trụ sở chính TP. Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN DỮ LIỆU TRỰC TUYẾN VIỆT NAM

- VPGD HN: Tầng 2, số 61 Mễ Trì Thượng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm,Thành Phố Hà Nội
- Tel: 024 7305 6666
-  VPGD TPHCM: Phòng 13.09, Lô C, Số 974A Trường Sa (Co.opmart Nhiêu Lộc), Phường 12, Quận 3, Hồ Chí Minh.
 - Tel: 028 7308 6666
- Website: https://vdodata.vn/
- Contact Center: 1900 036
- Email: info@vdo.vn

Từ khóa Google :
hosting là gì
hosting free
hosting mien phi
hosting miễn phí tốt nhất
hosting fpt
hosting mat bao
hosting viettel
thue hosting

Những Control panel miễn phí tốt nhất cho máy chủ ảo VPS

( VDO) - Một khó khăn rất lớn cho những người mới tập sử dụng máy chủ riêng Linux (bao gồm VPS) đó là rất khó để quản trị cho những người mới tiếp xúc vì các thao tác hầu hết là chỉ thông qua các dòng lệnh (command line). Nhưng nếu bạn đã sử dụng Shared Host trong thời gian dài rồi thì có thể cũng đã quen thao tác với cPanel hay DirectAdmin – là những bảng điều khiển (control panel) thông dụng nhất để quản trị dữ liệu trên máy chủ, nên bạn có thể mua thêm license cho hai ứng dụng này và nhờ nhà cung cấp cài vào khi mua máy chủ.

Nhưng cả hai control panel trên đều là trả phí với phí khoảng $10/tháng chứ không phải trả cố định nên sử dụng trong thời gian dài sẽ làm bạn tiêu hao không ít tiền. Nhưng bên cạnh đó, cũng có không ít các control panel quản lý máy chủ hoàn toàn miễn phí nhưng khá tốt để sử dụng, có nhiều control panel cho phép bạn tạo ra nhiều gói host con tựa như cPanel và DirectAdmin để cho người khác sử dụng

Những Control panel miễn phí tốt nhất cho máy chủ ảo VPS 




1. Sentora

Sentora có thể được xem là hậu duệ của zPanel lừng danh một thời vì sau khi bán zPanel lại cho HostWinds thì những nhà phát triển cũ của zPanel đã tiến hành tạo ra một sản phẩm mới nổi trội hơn về cả giao diện và chức năng cùng khả năng tương thích đa dạng. Sở dĩ mình không đưa zPanel vào danh sách này là hiện nay nó được phát triển rất chậm và chứa rất nhiều bug sau khi bị thâu tóm bởi HostWinds.

Hệ điều hành tương thích: CentOS 6, CentOS 7, Ubuntu 12.04, Ubuntu 14.04.

Các chức năng chính:

Được thiết kế dành cho việc tạo ra nhiều gói host nhỏ, bạn có thể tạo host cho khách.
Quản lý giới hạn các tính năng trên từng user.
Hỗ trợ API để kết nối với dịch vụ thứ ba, như các công cụ quản trị billing như WHMCS.
Hỗ trợ module trả phí thêm để gia cường tính năng.
Hỗ trợ tạo tài khoản Reseller. Tài khoản Reseller không phải là tài khoản Admin nhưng họ có thể tạo ra nhiều gói host nhỏ khác.
Dễ dàng tùy biến giao diện của control panel.

Công nghệ sử dụng:

Apache Webserver – Webserver thông dụng nhất.
PHP – Yeah, bạn không thể chạy WordPress hay các script PHP nếu thiếu nó.
ProFTP – Tạo FTP Server.
MySQL/MariaDB – Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL.
Postfix – Cấu hình Email Server.
phpMyAdmin – Quản lý database.
DoveCot – Tạo IMAP Server.

Liên kết:
Trang chủ
Demo
Hướng dẫn cài đặt

2. VestaCP

Đây là một control panel đơn giản nhưng khá thú vị để bạn vọc vạch vì nó có hỗ trợ NGINX – một webserver có hiệu suất cao hơn nhiều lần so với Apache nhưng với control panel này, NGINX chỉ làm công việc reseved proxy từ Apache cho các file tĩnh mà thôi nhưng dù sao nó cũng vẫn có hiệu quả cao. Với cách cài đặt khá dễ dàng, mình nghĩ ai cũng có thể tự cài VestaCP lên máy chủ của mình.

Hệ điều hành tương thích: RHEL/CentOS 5 và 6, Debian 7, Ubuntu 12.04 đến 14.04.

Các chức năng chính:

Thiết kế cho việc tạo ra nhiều gói host khác nhau.
Đơn giản, dễ sử dụng.
Tích hợp sẵn WHMCS để bán host.
Tự động update lên phiên bản mới.
Có chức năng theo dõi hệ thống, anti-virus.

Công nghệ sử dụng:

Apache Webserver
NGINX
PHP
MySQL
DoveCot
Exim
VsFTPD
Webalizer
RoundCube
Backup/Restore

Liên kết:

Trang chủ
Demo
Hướng dẫn cài đặt

3. CWP Control Panel

CWP đã được mình dành hẳn một bài riêng giới thiệu tại đây, nhưng điều đó không có nghĩa là nó nổi trội hơn so với những control panel ở trên mà chỉ là mình chưa đủ thời gian viết hết. Các chức năng trong CWP có phần giống Sentora nhưng không có chức nâng tạo tài khoản reseller, nhưng bù lại trong bảng quản trị của nó bạn có thể cấu hình lại server toàn diện vì hầu như các thiết lập đều có trong control panel. Một điều đặc biệt nữa, là nó có hỗ trợ Varnish cache để bạn sử dụng mà không cần thiết lập lại, hoạt động khá tốt với WordPress.

Hệ điều hành tương thích: RHEL/CentOS 6.x và CloudLinux 6.x.

Các chức năng chính:

Control panel có hầu hết các thiết lập quan trọng.
Hỗ trợ quản lý tường lửa trong control panel.
Có thể tạo ra nhiều gói host khác nhau.
Theo dõi thông tin cấu hình server, ứng dụng trong control panel.

Công nghệ sử dụng:

Apache có kèm suPHP, suExec và mod_security để tăng tính bảo mật.
Varnish Cache.
MySQL.
CSF Firewall.
TeamSpeak 3.
Tomcat 8 server management.
ProFTP.
Khôi phục dữ liệu từ cPanel nhanh chóng.

Liên kết:

Trang chủ
Demo
Hướng dẫn cài đặt

4. Webuzo

Nếu bạn không thích với sự cấu hình sẵn có trong các control panel thông thường mà vẫn muốn có một giao diện quản lý các ứng dụng có trên máy chủ thì hãy dùng thử Webuzo. Đây là một control panel cho phép bạn cài đặt các gói ứng dụng mà bạn cần sử dụng và việc của bạn là sẽ tự cấu hình lại cho nó. Chẳng hạn bạn cần ứng dụng LAMP? Ok, cài LAMP Stack của nó vào, bạn cần LEMP? Không thành vấn đề, 1 click là có LEMP, hay bạn muốn Memcached, Varnish, CSF FireWall? mọi thứ đều có trong Webuzo.

Hơn nữa, với lợi thế tích hợp sẵn Softaculous, bạn có thể cài hàng nghìn mã nguồn mở khác nhau vào máy chủ thông qua tính năng “1 Click Install”, nhưng nếu bạn dùng bản miễn phí thì sẽ giới hạn một số mã nguồn mở thông dụng như WordPress chẳng hạn. Nhưng chi phí thì cũng không quá cao và họ có cho dùng thử 30 ngày miễn phí không cần thanh toán.

Hệ điều hành tương thích: RHEL/CentOS 5 và 6, Ubuntu 12.04 và 14.04.

Các chức năng chính:

Cài đặt nhanh các ứng dụng cần thiết như LAMP, LEMP.
Hỗ trợ thư viện hàng nghìn ứng dụng khác nhau.
Dễ cấu hình và một vài ứng dụng quan trọng có hỗ trợ cấu hình trong control panel.
Cấu hình máy chủ trực tiếp trong control panel.
Theo dõi hiệu suất sử dụng.
Có thể tạo ra nhiều user khác như một gói host.

Công nghệ sử dụng:
Softaculous để tự động cài các mã nguồn mở.
Thích xài cái gì cài cái đó.

Liên kết:
Trang chủ
Demo
Hướng dẫn cài đặt
5. ISPConfig

Mặc dù đã là một ứng cử viên khá “già” vì ISPConfig được ra mắt khá lâu rồi nhưng hiện tại nó vẫn được nhiều người chọn vì khả năng hoạt động tốt mà gặp ít lỗi, hỗ trợ cả việc ảo hóa để có thể tự tạo ra VPS và gộp nhiều server vào 1 control panel để tiện quản lý.

Hệ điều hành tương thích: RHEL/CentOS 5 – 7, Debian 5 – 7, Ubuntu 8 – 14.04, OpenSuse 11 – 13.

Chức năng chính:
Quản lý và tạo máy chủ ảo.
Hỗ trợ tạo 4 loại tài khoản khác nhau bao gồm Admin, Reseller, User, Email Manager.
Quản lý nhiều máy chủ trên cùng một control panel.

Công nghệ sử dụng:
Apache và NGINX
Postfix
DoveCot
MySQL
PureFTPD

Liên kết:
Trang chủ
Demo
Hướng dẫn cài đặt
6. VirtualMin

Dù đã được mình đề cập và hướng dẫn tại đây nhưng thật thiếu sót nếu bài này lại không có sự góp mặt của VirtualMin vì nó được đánh giá là nhiều chức năng nhưng dễ sử dụng nhất. Bạn sẽ có ngay một control panel sử dụng Apache làm webserver cùng với các tính năng cần thiết khác chỉ sau vài dòng lệnh cài đặt.

Các chức năng chính:
Quản lý user và tạo host.
Quản lý giới hạn tài nguyên sử dụng.
Hỗ trợ backup và tự backup.
Xem và quản lý các thiết lập về máy chủ, mạng.
Giao diện thân thiện với thiết bị di động.

Công nghệ sử dụng:
Apache
MySQL
Postfix
Và một số công nghệ khác chuyên cho việc làm webserver.
Lưu ý chung khi dùng control panel

Để dùng được và cài đặt các control panel dưới đây tốt, bạn chỉ nên cài trên một máy chủ chưa được cài bất kỳ ứng dụng nào, nghĩa là một bản hệ điều hành hoàn toàn sạch. Hãy tiến hành cài lại hệ điều hành trước khi cài bất cứ control panel nào. Và mình có đính kèm link hướng dẫn cài đặt đầy đủ ở mỗi ứng dụng nên bạn hãy vào đó và xem cách cài đặt vì mình chỉ giới thiệu chứ chưa hướng dẫn, ngoài CWP và VirtualMin.

Nguồn vdo.vn
Các tìm kiếm liên quan đến Control panel miễn phí
free control panel
free hosting control panel
free minecraft control panel
free web control panel
free linux control panel



Hướng dẫn quản lý máy chủ từ xa thông qua PowerShell

Kiến thức máy chủ hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn bài viết hướng dẫn quản lý máy chủ từ xa thông qua PowerShell

Các bạn có thể sử dụng PowerShell để quản lý một máy tính địa phương cũng như một máy tính từ xa. Sử dụng WinRM (Quản lý Windows từ xa), bạn có thể định cấu hình tất cả các máy chủ và các trạm máy của bạn để chấp nhận các kết nối PowerShell từ xa từ những người dùng được ủy quyền để họ có thể quản lý các dòng lệnh từ xa, hoặc bằng tay, hoặc thông qua một đoạn mã. Nó đem lại rất nhiều tính hữu dụng của PowerShell, và cho phép bạn bỏ được các đoạn mã WMI để quản lý hệ thống.


Theo mặc định, việc quản lý từ xa sẽ không được kích hoạt trên máy chủ của bạn. Bạn có thể kích hoạt nó bằng tay, hoặc qua trung tâm. Chúng tôi sẽ đi qua cả hai phương pháp sau đây.

Kích hoạt quản lý từ xa

Nếu bạn muốn cho phép quản lý từ xa cho một máy chủ duy nhất:

1. Mở một cửa sổ lệnh quản lý PowerShell

2. Chạy lệnh sau đây

Enable-PSRemoting -Force [enter]

Lệnh sẽ thông qua và bắt đầu chạy dịch vụ WinRM, thiết lập kiểu khởi động của nó để tự động hóa, tạo ra một cấu hình listener trên tất cả các NIC / ip.addrs cho các kết nối quản lý từ xa, và định cấu hình Windows Firewall để chấp nhận các kết nối này. Đây là "một cách dễ dàng" để quản lý từ xa.
Sử dụng đối tượng chính sách nhóm để làm điều đó dễ dàng hơn

Thật dễ dàng nếu chỉ có một máy chủ, nhưng có thể bạn không muốn đăng nhập vào từng máy chủ trong tên miền để làm điều đó. May mắn thay, bạn không phải làm như vậy. Bạn có thể sử dụng đối tượng chính sách nhóm (GPO) để làm điều tương tự:

1. Khởi động giao diện điều khiển GPO.

2. Tạo một GPO mới (hoặc sửa một GPO hiện có nếu bạn muốn thêm các thiết lập cho một cái gì đó bạn đã có sẵn. Chỉ cần không sửa chính sách tên miền mặc định).

3. Duyệt qua các thư mục cho GPO để định cấu hình máy tính, chính sách, các biểu mẫu quản lý,Thành phần Windows,Quản lý Windows từ xa (WinRM,) Dịch vụ WinRM.

4. Ở mức tối thiểu, thiết lập như sau:

-Cho Phép quản lý máy chủ từ xa thông qua WinRM

5. Nếu trên mức đó sẽ sử dụng các thiết lập mặc định, mà chỉ bao gồm việc xác thực giao thức Kerberos và Negotiate, và một cấu hình listener trên cổng TCP 5985. Bạn cũng có thể muốn định cấu hình như sau:

-Cho Phép xác thực cơ bản để kích hoạt (cơ bản trên xác thực SSL)

-Mở cấu hình Compatibility HTTP Listener.

-Mở cấu hình Compatibility HTTPS Listener.

Kết nối với hệ thống từ xa

Để kết nối với một hệ thống khác trên tên miền của bạn, hãy làm theo các bước dưới đây. Giả định cả hai máy trạm và máy chủ của bạn đều cho phép tên miền tham gia, và tài khoản của bạn có quyền quản trị trên máy chủ. Nếu bạn cần phải cung cấp các thông tin khác nhau, hãy thêm vào các phần tùy chọn trong dấu ngoặc đơn mà sẽ được nhắc nhập mật khẩu của bạn.

1. Mở một cửa sổ lệnh PowerShell trên máy tính của bạn

2. Nhập lệnh sau đây

Enter-PSSession -ComputerName host [-Credential username]

Nguồn: Tham Khảo 

>> Gợi ý từ khóa tìm kiếm :


  • PowerShell
  • powershell là gì
  • powershell 2.0 download
  • quản lý máy chủ từ xa
  • cách quản lý máy chủ từ xa
  • hướng dẫn quản lý máy chủ từ xa
  • quản lý máy chủ từ xa bằng phần mềm gì
  • quản trị máy chủ từ xa
  • quản lý server từ xa
  • quản lý máy tính từ xa
  • cách quản lý máy tính từ xa

Một chiếc máy chủ thì cần bao nhiêu ổ cứng và RAM là đủ

Bạn có bao giờ thắc mắc và quan tâm là không biết với một chiếc máy chủ thì cần bao nhiêu ổ cứng và RAM là đủ, bao nhiêu là hợp lý, bao nhiêu là máy chủ có thể hoạt động tốt ?

Việc tính toán xem máy chủ của bạn cần bao nhiêu RAM và ổ cứng bạn cần xem xét các yếu tố sau.

Một chiếc máy chủ thì cần bao nhiêu ổ cứng và RAM là đủ
Một chiếc máy chủ thì cần bao nhiêu ổ cứng và RAM là đủ


1. Chức năng của máy chủ

Máy chủ được thiết kế để chia sẻ các ứng dụng và tài nguyên đến các máy tính cá nhân qua mạng một cách hiệu quả. Cụ thể, một máy chủ có thể cung cấp quyền truy cập đến:
  • Cơ sở dữ liệu
  • Trang web
  • Thư điện tử
  • Tệp và ứng dụng
  • Video và các nội dung đa phương tiện
  • Các dịch vụ cuối cho phép truy cập từ xa
  • Các công việc cộng tác hoặc tán gẫu
  • Các sự kết hợp của những nội dung trên

Mỗi chức năng trên cần một quy trình xử lý dữ liệu và dung lượng lưu trữ khác nhau, do đó ảnh hưởng đến dung lượng bộ nhớ và ổ cứng cần thiết để máy chủ hoạt động tối ưu. Ví dụ, một máy chủ tệp sẽ gần như cần ít bộ nhớ hơn và nhiều dung lượng ổ cứng hơn những loại máy chủ khác vì chức năng cơ bản của nó thiên về truyền dữ liệu hơn là xử lý chúng.

Về lý thuyết, dung lượng bộ nhớ và ổ cứng dành cho máy chủ không bao giờ là quá nhiều, nhưng trong thực tế, cần cân nhắc về giá thành và giới hạn không gian để xác định những gì là phù hợp nhất, từ đó cân đối giữa hiệu năng của máy chủ và giới hạn về tài chính của tổ chức hay văn phòng của bạn.

Tin vui là trong phần lớn các trường hợp, bộ nhớ và ổ cứng có thể được nâng cấp dễ dàng, cho phép bạn cải thiện hiệu suất của máy chủ khi mà càng về sau nó càng đảm nhận nhiều chức năng, càng phục vụ nhiều người dùng hơn.

2. Số lượng người dùng

Sự tương quan giữa số lượng người dùng mà máy chủ hỗ trợ và dung lượng bộ nhớ cần thiết là rất rõ ràng. Một máy chủ có lượng người dùng luôn vượt quá khả năng của bộ nhớ sẽ cho thấy sự quá tải vì máy chủ sẽ phải dùng đến ổ cứng để tạo bộ nhớ ảo có tốc độ chậm hơn bộ nhớ vật lý.

Vì vậy, dung lượng bộ nhớ của máy chủ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng người dùng mà nó có thể đồng thời hỗ trợ, cũng như số lượng các ứng dụng mà người dùng có thể chạy đồng thời. Mặc dù vậy, có một thứ quan trọng hơn cần xét đến là dung lượng bộ nhớ tối đa của máy chủ mà hệ điều hành sử dụng. Ví dụ, phiên bản tiêu chuẩn của Windows Server, trong đó có Windows Server 2008, chỉ hỗ trợ tối đa 4GB bộ nhớ RAM, trong khi phiên bản dành cho doanh nghiệp và trung tâm dữ liệu có thể hỗ trợ từ 32GB đến 2TB bộ nhớ RAM, tùy vào từng phiên bản.

3. Nhu cầu về máy chủ

Những gì người dùng cần ở một máy chủ sẽ liên quan trực tiếp đến việc máy chủ đó sẽ giữ những chức năng gì, như đã nói trong phần trước. Những thứ mà người dùng truy cập và làm việc trên máy chủ sẽ xác định bạn cần bao nhiêu bộ nhớ và đĩa cứng cho mỗi người.

Về ổ cứng, những giới hạn của đĩa cứng có thể dùng để theo dõi và kiểm soát không gian ổ cứng cho từng người dùng, cho phép tránh khỏi sự đầy ổ cứng không mong muốn. Những giới hạn này cũng có thể được sử dụng khi một số người dùng có nhu cầu dùng thêm không gian ổ cứng. Ví dụ, nếu một máy chủ tệp có giới hạn 250MB cho một người nhưng bạn lại thấy rằng một số người cần nhiều hơn con số trên, những người này có thể cần tới 500MB hoặc 1GB.

Điều quan trọng là bạn phải thiết lập các giới hạn sao cho bạn có thể điều tiết số lượng người dùng ban đầu và nhu cầu của họ trong khi vẫn có bộ nhớ trống để tăng số lượng người dùng cũng như các nhu cầu về tăng dung lượng giới hạn. Và như đã nói, dung lượng bộ nhớ và ổ cứng có thể được nâng cấp dễ dàng và tốn ít chi phí trong hầu hết trường hợp mà không phải thay toàn bộ máy chủ.
Tổng kết

Máy chủ có rất nhiều chức năng và hỗ trợ tất cả các đối tượng người dùng, nghĩa là không có nguyên tắc chung nào để bạn chọn một con số dung lượng ổ cứng tối ưu cho tất cả mọi người.

Mặc dù vậy, bằng việc vạch ra những chức năng mà máy chủ của bạn sẽ hỗ trợ cũng như lượng người dùng và các loại nhu cầu đến từ người dùng, bạn có thể hình dung rõ hơn về bộ nhớ RAM và ổ cứng mà bạn cần để máy chủ hoạt động hiệu quả bây giờ và cả trong tương lai.

Máy chủ là “người anh hùng thầm lặng” trong một môi trường máy tính, đứng phía sau để giúp đem lại những lợi ích tốt nhất từ những máy tính cá nhân mà mọi người sử dụng hàng ngày. Trước khi đầu tư vào phần cứng của máy chủ, bạn cần xem xét về các ứng dụng, ổ cứng, bộ xử lý, yếu tố hình thức và nhiều thứ khác nữa.

Tìm dịch vụ máy chủ uy tín ở đâu ?

Kiến thức máy chủ - Tìm dịch vụ máy chủ uy tín ở đâu khi có quá nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ máy chủ, từ đơn vị lớn đến đơn vị nhỏ.

Không phải ai cũng có những mối quan hệ riêng để tìm kiếm 1 đơn vị cung cấp dịch vụ máy chủ uy tín và thân tín, rất nhiều người cảm thấy phân vân không biết tìm kiếm đơn vị cho thuê máy chủ ở đâu. Thật dễ dàng nếu bạn đã từng nghe câu " cái gì không biết thì hỏi Google", trên Google thì hầu như câu hỏi nào cũng sẽ câu trả lời phù hơp.



Ví dụ bạn cần tìm " thuê chỗ đặt máy chủ " bạn vào trang google.com bạn gõ tìm kiếm " thuê chỗ đặt máy chủ" bạn sẽ được trợ giúp gần kết quả khác nhau. Hãy click vào những kết quả đầu tiên và xem xét giá cả và chính sách hỗ trợ nhé.


Tương tự như vậy, nếu bạn cần tìm địa chỉ cho thuê VPS giá rẻ bạn có thể lên Google.com.vn để tìm kiếm " thuê VPS giá rẻ " để tìm ra hàng nghìn địa chỉ cho thuê VPS với giá hấp dẫn và uy tín

Kết luận : VDO là một công ty nhiều năm kinh nghiệm trong thị trường máy chủ Việt Nam, là một trong những đơn vị hàng đầu về chất lượng dịch vụ máy chủ tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, chúng tôi đem đến cho các bạn các dịch vụ máy chủ chất lượng, uy tín, cấu hình cao.

>>> Từ khóa tìm kiếm Google :
dịch vụ máy chủ
dịch vụ máy phát điện
dịch vụ root máy
dịch vụ root máy android
dịch vụ đánh máy
dịch vụ đánh máy vi tính
dịch vụ đám mây
dịch vụ đám mây tốt nhất
dịch vụ đám mây là gì


Thuê máy chủ ảo VPS là gì ở đâu uy tín nhất ?

Xu hướng ảo hóa máy chủ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, bên cạnh đó cũng thúc đẩy kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Thuê VPS là một hoạt động đầu tư có đem lại hiệu quả, bài viết này Máy chủ Việt Nam sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi " Thuê máy chủ ảo VPS là gì ở đâu uy tín nhất ? "
Trả lời :
1. Thuê VPS là gì ?
Máy chủ ảo - VPS là phương pháp phân chia một server vật lý thành nhiều server riêng. Mỗi server là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, chạy hệ điều hành riêng có toàn quyền quản lý và khởi động lại hệ thống.
Máy chủ ảo - VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có server riêng có thể quản trị từ xa, có thể cài đặt phần mềm theo nhu cầu mà không bị hạn chế, có thể xây dựng server web, email, backup dữ liệu hoặc dùng để truyền tải file dữ liệu giữa các chi nhánh một cách dễ dàng, nhanh chóng, bảo mật.

2. Thuê VPS tránh được những lỗi gì ?
– Tránh DDOS
– Tránh Hacker
– Tránh virut
3. Thuê VPS ở đâu uy tín ?
Bạn là cá nhân hay doanh nghiệp, bạn đang phân vân và tìm đơn vị nào cho thuê máy chủ ảo chuyên nghiệp, uy tín, support khách hàng tốt hàng đầu hiên nay. Hãy đến với: VDO - Một trong những công ty máy chủ hàng đầu Việt Nam với đội ngũ chuyên viên kĩ thuật giàu kinh nghiệm và đội ngũ chăm sóc khách hàng được đào tạo bài bản, khắt khe chắc chắn sẽ đem lại sự hài lòng cho quý khách hàng.
Chúng tôi có rất nhiều chính sách giá cực kỳ cạnh tranh và linh hoạt, máy chủ cấu hình mạnh với công nghệ mới nhất.
Chế độ support trước và sau bán hàng rất nhiệt tình.
VDO cam kết máy chủ Việt Nam là máy chủ chính hãng, bảo hành dài hạn trên Toàn Quốc
4. Địa chỉ cho thuê VPS giá rẻ, uy tín tại Hà Nội
VDO là một đơn vị chuyên cho thuê VPS , cho thuê máy chủ, chỗ đặt máy chủ uy tín tại Việt Nam, với 10 năm kinh nghiệm chúng tôi đã cung cấp VPS cho hàng trăm cá nhân và doanh nghiệp, có nhiều doanh nghiệp đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của chúng tôi trong suốt thời gian qua
_____________________________________
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ
- VPGD HN: Tầng 2, số 61 Mễ Trì Thượng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm,Thành Phố Hà Nội
- Tel: 024 7305 6666
-  VPGD TPHCM: Phòng 13.09, Lô C, Số 974A Trường Sa (Co.opmart Nhiêu Lộc), Phường 12, Quận 3, Hồ Chí Minh.
 - Tel: 028 7308 6666
- Website: https://vdodata.vn/
- Contact Center: 1900 0366
- Email: info@vdo.vn

VPS – Máy chủ ảo – Cloud VPS có gì khác nhau ?

Kiến thức máy chủ :Nay lượn lờ trên diễn đàn tìm thuê VPS về làm Youtube mà thấy cơ đơn vị cho thuê VPS, có đơn vị cho thuê Cloud VPS, có chỗ cho thuê máy chủ ảo, không biết mấy dịch vụ này là thế nào, có phải là một hay không ?Ai biết trả lời giùm mình với ?

Đáp :

Chào bạn !

Máy chủ ảo và VPS là một nhé, còn Cloud VPS lại là một khái niệm khác nhé. Sau đây mình sẽ giúp bạn đi phân tích và so sánh giữa " VPS - Máy chủ ảo - Cloud VPS có gì khác nhau " nhé


VPS và Cloud VPS khác nhau như thế nào?

VPS (Virtual Private Server) máy chủ ảo: là máy chủ chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ một máy chủ vật lý. Máy chủ ảo được hình thành thông qua phương pháp phân vùng một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Mỗi máy chủ ảo có thể chạy hệ điều hành riêng, CPU, bộ nhớ, ổ cứng lưu trữ… với đầy đủ các tính năng quản lý cao nhất và sử dụng cấu hình riêng biệt .

Cloud VPS: là máy chủ ảo được triển khai trên nền điện toán đám mây, hoạt động trên nhiều kết nối máy chủ vật lý khác nhau. Điều này cho phép bạn có thể truy cập nhanh đến một nguồn cung cấp không giới hạn, môi trường lưu trữ truyền thống các nguồn tài nguyên này thường bị giới hạn trong một server vật lý. Chi phí của bạn được xác định bởi số lượng Node tài nguyên lựa chọn của bạn bao gồm của CPU, RAM, không gian lưu trữ và băng thông hàng tháng.

VPS cloud hơn VPS thông thường chỗ nào?

a) Tính sẵn sàng cao.​

Các VPS thông thường được host trên 1 máy chủ vật lý, nên nếu có sự cố xảy ra với máy chủ này thì các VPS đều bị ảnh hưởng.

Còn đối với các VPS cloud, thì các VPS được host trên 1 hệ thống gồm nhiều máy chủ vật lý, nên giả sử 1 VPS đươc được host ở trong các máy chủ đó, mà máy chủ đó gặp sự cố, thì VPS đó tự động được chuyển qua host trên 1 máy khác trong hệ thống. Điều này đảm bảo được tính sẵn sàng cho VPS.

b) Thuận tiện trong việc quản lý.​

Các dịch vụ thuê VPS thông thường hiện nay đa số chỉ cung cấp cho khách hàng tài khoản admin hay root để khách hàng truy cập từ xa. Các công việc như khởi động , backup, cài lại OS thì khách hàng phải gửi yêu cầu lên nhà cung cấp dịch vụ. Có chỗ làm miễn phí nhưng cũng có chỗ tính phí. Nói chung là khách hàng không được chủ động.

Còn trên VPS cloud, khách hàng được cung cấp tài khoản portal, khách hàng có thể chủ động khởi động, tắt, backup, cài lại OS từ image ở local hoặc có sẵn trên hệ thống. Khách hàng sẽ được chủ động trong mọi tình huống.

c) Khả năng mở rộng linh hoạt.​

Các VPS thông thường được host trên 1 máy chủ riêng lẻ, khi khách hàng muốn nâng cấp VPS, nếu máy chủ đó vẫn còn tài nguyên thì không sao, nhưng nếu máy chủ đang hết tài nguyên dự trữ thì việc nâng cấp lên sẽ gián đoạn VPS 1 khoảng thời gian, tuy là không nhiều.

Còn đối với các VPS cloud thì tài nguyên dự trữ là rất nhiều và lúc nào cũng sẵn sàng để nâng cấp VPS, việc cấp phát cũng rất nhanh chóng.

Với các tính năng vượt trội thì việc cung cấp dịch vụ VPS cloud là xu thế hiện nay của các nhà cung cấp và cũng là xu hướng lựa chọn của khách hàng.​

Thuê VPS chất lượng cao ở đâu ?

VDO - 1 trong những công ty cung cấp dịch vụ VPS hàng đầu tại Việt Nam, đến với VDO các bạn sẽ được trải nghiệm một dịch vụ VPS chuyên nghiệp, ổn định



VDO mới nhập hàng loạt máy chủ mới cấu hình cao

Kiến thức máy chủ - VDO một cái tên cho một thương hiệu dịch vụ máy chủ hàng đầu Việt Nam, chúng tôi chuyên bán các dịch vụ và các sản phẩm liên quan đến máy chủ.



VDO là 1 trong những nhà cung cấp về dịch vụ máy chủ, dịch vụ trung tâm dữ liệu tốt nhất Việt Nam là đối tác đáng tin cậy để các tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ thuê server của mình. Với hệ thống các Trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam và được đặt tại nhiều vị trí trên toàn quốc có kết nối đường truyền ổn định đạt tiêu chuẩn quốc tế tier3 đảm bảo cho dịch vụ cho thuê server có thể hoạt động thông suốt. Dịch vụ thuê Sever là một trong những dịch vụ cho thuê Sever do VDO cung cấp cùng với nhiều nhóm dịch vụ khác như: cho thuê chỗ đặt máy chủ, cho thuê máy chủ ảo, cho thuê hosting,…

Chúng tôi cam kết sử dụng 100% linh kiện chuyên dùng cho máy chủ và là hàng chính hãng. Mọi linh kiện đều được khai thác theo thời hạn bảo hành. Khi đã hết thời hạn bảo hành, linh kiện sẽ được thay thế để đảm bảo chất lượng sử dụng.

Vừa qua VDO đã nhập thêm 40 máy chủ Supper micro và 20 máy chủ Dell nhằm phục vụ cho nhu cầu thuê máy chủ của các cá nhân và doanh nghiệp.

Sau đây là một số hình ảnh về những chiếc máy chủ giá rẻ, máy chủ chất lượng cao,máy chủ đã được VDO kiểm tra kĩ càng trước khi mua về.






Có thể bạn chưa biết những điều này ?

Kiến thức máy chủ - Để sở hữu một máy chủ dùng riêng là một việc không phải khó khăn và cũng hề đơn giản, máy chủ là một chiếc máy tính cấu hình cao với hàng ngàn chức năng, bạn cần phải hiểu về nó, biết cách sử dụng nó bạn mới có thể tận dụng tối đa lợi ích từ máy chủ vào sản xuất và kinh doanh

Không phải ai cũng có thể biết được những điều dưới đây, tôi cá là vậy. Các tính năng quan trọng của máy chủ vật lý hoặc chuyên dụng như phần cứng, hệ điều hành, băng thông, Trung tâm dữ liệu , giám sát và hỗ trợ, lựa chọn quy mô, an ninh và dịch vụ bổ sung mới nhất và các tiện ích và giá cả, chúng tôi sẽ thảo luận phù hợp.

Bất kỳ phần cứng có thể được đặc trưng bởi các thông số kỹ thuật và thương hiệu của mình, thiết bị ngoại vi máy tính thường có thương hiệu đáng tin cậy hơn và có một chu kỳ cuộc sống lâu dài tương đối bất kỳ khác không mang thương hiệu ngoại vi và như xa như hiệu suất như chương trình máy chủ quan tâm như MySQL hay Apache, cả hai đều dựa trên bộ xử lý mạnh mẽ đồng hồ tốc độ và bộ nhớ và nếu có video, âm thanh và trang web đòi hỏi tốc độ hoạt động cao.

Trong bối cảnh phần cứng lưu trữ, chủ yếu là hai loại được sử dụng là SATA và SAS SAS và cung cấp I / O ảo ​​hóa và khả năng lưu trữ SATA cung cấp hiệu quả chi phí cao. Ứng dụng được chuyên sâu hơn trong các ổ đĩa SAS.

Hiện nay hệ điều hành khác nhau được sử dụng cho nhiều mục đích nhưng hai hệ điều hành được sử dụng chủ yếu là các cửa sổ và Linux hosting. Hệ điều hành Linux được sử dụng chủ yếu cho mã nguồn mở là MySQL (đèn) / Apache / PHP hoặc Ruby và MS Windows là lý tưởng của ASP.NET, MS SQL server và được sử dụng cho MS IIS.

Băng thông hoặc truyền dữ liệu, nó cũng được xác định kết nối giữa máy chủ và khách hàng của mình, về thể chất hoặc máy chủ chuyên dụng thường được sử dụng khi hoạt động quan trọng, các ứng dụng nặng và các trang web yêu cầu số lượng lớn băng thông để thực hiện các hoạt động. Máy chủ lưu trữ nên được hỗ trợ cao mạng lưới thông qua nhiều kết hợp của băng thông đối để đạt được mức độ cao hơn của sự dư thừa và ổn định 99% -100% thời gian hoạt động.

Trong tài liệu tham khảo của trung tâm dữ liệu là một phương pháp quản lý được sử dụng để xác định các trung tâm dữ liệu nếu có trung tâm dữ liệu theo tiêu chuẩn quy tắc và quy định, xếp hạng chúng trong lớp mà có thể là tầng 1,2,3,4. Tầng 3 và 4 trung tâm dữ liệu có mức độ dự phòng tốt nhất và thời gian hoạt động. Giám sát và hỗ trợ cũng đóng vai trò quan trọng trong dịch vụ này bạn đang đăng ký các dịch vụ như giám sát và hỗ trợ cho máy chủ của bạn, cơ sở này bao gồm nhiều dịch vụ như thế hệ và hệ điều hành làm đông cứng, mạng chuyển tiếp các vấn đề độ trễ, hoặc bất kỳ vấn đề BCP và các vấn đề phát sinh hoặc có liên quan để thời gian chết bạn yêu cầu để cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu .

Bảo mật là mối quan tâm lớn, máy chủ vật lý đã được bảo đảm cao và chỉ kiểm soát của khách hàng. Bằng cách cài đặt phần mềm ứng dụng cụ thể, nhưng nó phải được cập nhật thường xuyên và có thể khắc phục mức độ cập nhật của các phần tử xâm nhập (IDS và IPS). Tóm lại, chi phí của máy chủ vật lý có thể cao hơn và thấp hơn trên cơ sở chất lượng và chi tiết kỹ thuật.

Hướng dẫn cách bật/tắt IDM khởi động cùng Windows

IDM là một phần mềm giúp tăng tốc độ dowload từ internet xuống máy tính của chúng ta. Thường khi cài đặt IDM thì chúng ta thường chọn mặc định là khởi định cùng windows.Điều này đã làm cho máy tính của bạn khởi động chậm hơn, khiến bạn rất khó chịu. Việc Bật hay tắt chức năng IDM khởi động cùng máy tính sẽ khiến máy tính của bạn khởi động nhanh hơn và làm việc hiệu quả hơn

Hôm nay VDO sẽ hướng dẫn các bạn cách bật/tắt IDM khởi động cùng Windows

Bước 1: Khởi động phần mềm IDM trong máy tính của bạn

Bước 2: Trên thanh công cụ, chọn Downloads --> Options để thay đổi một số thiết lập.


Hướng dẫn cách bật/tắt IDM khởi động cùng Windows

Bước 3: Từ của sổ Options ---> General

Bạn bỏ dấu chọn ở dòng chữ Launch Internet Download Manager on startup để tắt quá trình khởi động ngay khi máy tính được bật lên. và đánh dấu chọn nó để IDM có thể khởi động cùng Windows của bạn


Cách bật/tắt IDM khởi động cùng Windows

Click OK để lưu giữ thiết lập vừa chọn

Thao tác với IDM

Việc tắt tính năng IDM tự động khởi động cùng Windows sẽ giúp máy tính của bạn cải thiện được tốc độ load và xử lí các công việc của bạn.

Hãy tắt các chương trình khởi động cùng windows khi không cần thiết

Chúc các bạn thành công!

Cách cài đặt và cấu hình Linux SQUID Proxy Server

Kiến thức máy chủ - Bài viết này VDO sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt và cấu hình Linux SQUID Proxy Server. Có gì sai sót mong các bạn góp ý đề bài viết thêm hoàn thiện hơn nhé

Squid là một proxy server và bộ nhớ cache web daemon . Nó có một loạt các ứng dụng, tăng tốc từ một máy chủ web của bộ nhớ đệm nhiều lần yêu cầu; để bộ nhớ đệm web , DNS và các mạng máy tính tra cứu cho một nhóm người chia sẻ tài nguyên mạng;hướng về việc bảo mật bằng cách lọc giao thông. Mặc dù chủ yếu được sử dụng cho HTTP và FTP , Squid bao gồm hỗ trợ hạn chế cho một số khác giao thức bao gồm TLS , SSL , Internet Gopher và HTTPS .



Squid ban đầu được thiết kế để chạy trên Unix-như hệ thống. Một cổng Windows đã được duy trì cho đến phiên bản 2.7, nhưng nhiều hơn phiên bản hiện nay không được phát triển. Squid là phần mềm miễn phí được lưu hành theo giấy phép GNU General Public .

Squid là một proxy server, khả năng của squid là tiết kiệm băng thông(bandwidth), cải tiến việc bảo mật, tăng tốc độ truy cập web cho người sử dụng và trở thành một trong những proxy phổ biến được nhiều người biết đến. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chương trình proxy-server nhưng chúng lại có hai nhược điểm, thứ nhất là phải trả tiền để sử dụng, thứ hai là hầu hết không hỗ trợ ICP ( ICP được sử dụng để cập nhật những thay đổi về nội dung của những URL sẵn có trong cache – là nơi lưu trữ những trang web mà bạn đã từng đi qua ). Squid là sự lựa chọn tốt nhất cho một proxy-cache server, squid đáp ứng hai yêu cầu của chúng ta là sử dụng miễn phí và có thể sử dụng đặc trưng ICP.

- Squid đưa ra kỹ thuật lưu trữ ở cấp độ cao của các web client, đồng thời hỗ trợ các dịch vụ thông thường như FTP, Gopher và HTTP. Squid lưu trữ thông tin mới nhất của các dịch vụ trên trong RAM, quản lý một cơ sở dữ liệu lớn của các thông tin trên đĩa, có một kỹ thuật điều khiển truy cập phức tạp, hỗ trợ giao thức SSL cho các kết nối bảo mật thông qua proxy. Hơn nữa, squid có thể liên kết với các cache của các proxy server khác trong việc sắp xếp lưu trữ các trang web một cách hợp lý.

2/ Cài đặt:

- Đầu tiên chúng ta nên có một số khái niệm về đòi hỏi phần cứng của một proxy server:

****** Tốc độ truy cập đĩa cứng : rất quan trọng vì squid thường xuyên phải đọc và ghi dữ liệu trên ổ cứng. Một ổ đĩa SCSI với tốc độ truyền dữ liệu lớn là một ứng cử viên tốt cho nhiệm vụ này.

****** Dung lượng đĩa dành cho cache phụ thuộc vào kích cỡ của mạng mà Squid phục vụ. Từ 1 đến 2 Gb cho một mạng trung bình khoảng 100 máy. Tuy nhiên đây chỉ là một con số có tính chất ví dụ vì nhu cầu truy cập Internet mới là yếu tố quyết định sự cần thiết độ lớn của đĩa cứng.

****** RAM : rất quan trọng, ít RAM thì Squid sẽ chậm hơn một cách rõ ràng.

****** CPU : không cần mạnh lắm, khoảng 133 MHz là cũng có thể chạy tốt với tải là 7 requests/second.

- Cài đặt Squid với RedHat Linux rất đơn giản. Squid sẽ được cài nếu bạn chọn nó trong quá trình cài đặt ngay từ đầu. Hoặc nếu bạn đã cài Linux không Squid, bạn có thể cài sau qua tiện ích rpm với lệnh :

rpm –i tên_gói_Squid

- Khi đó squid sẽ được cài và bạn có thể bước qua phần cấu hình squid.

- Các thư mục mặc định của squid:

/usr/sbin

/etc/squid

/var/log/squid

- Cài đặt từ source :

+ Ta có file source của squid là squid-version.tar.gz, ta thực hiện các bước lệnh sau:

tar –xzvf squid-version.tar.gz

cd squid-version

./configure

make

make install

- Sau khi ta thực hiện các lệnh trên, coi như ta đã cài đặt xong squid.


3/ Cấu hình Squid:

- Sau khi cài đặt xong squid, ta phải cấu hình squid để phù hợp với từng yêu cầu riêng. Ta cấu hình một số tham số trong file /etc/squid/squid.conf như sau:

** http_port: mặc định là 3128.

** icp_port: mặc định là 3130.

** cache_dir: khai báo kích thước thư mục cache cho squid, mặc định là: cache_dir /var/spool/squid/cache 100 16 256

Giá trị 100 tức là dùng 100MB để làm cache, nếu dung lượng đĩa cứng lớn, ta có thể tăng thêm tuỳ thuộc vào kích thước đĩa. Như vậy squid sẽ lưu cache trong thư mục /var/spool/squid/cache với kích thước cache là 100MB.

** Access Control List và Access Control Operators: ta có thể dùng hai chức năng trên để ngăn chặn và giới hạn việc truy xuất dựa vào destination domain, IP address của máy hoặc mạng. Mặc định squid sẽ từ chối phục vụ tất cả, vì vậy ta phải cấu hình lại tham số này. Để được vậy, ta cấu hình thêm cho thích hợp với yêu cầu bằng hai tham số là : acl và http_access.

Ví dụ: Ta chỉ cho phép mạng 172.16.1.0/24 được dùng proxy server bằng từ khoá src trong acl.

acl MyNetwork src 172.16.1.0/255.255.255.0

http_access allow MyNetwork

http_access deny all

+ Ta cũng có thể cấm các máy truy xuất đến những site không được phép bằng từ khoá dstdomain trong acl, ví dụ:

acl BadDomain dstdomain yahoo.com

http_access deny BadDomain

http_access deny all

+ Nếu danh sách cấm truy xuất đến các site dài quá, ta có thể lưu vào 1 file text, trong file đó là danh sách các địa chủ như sau:

acl BadDomain dstdomain “/etc/squid/danhsachcam”

http_access deny BadDomain

+ Theo cấu hình trên thì file /etc/squid/danhsachcam là file văn bản lưu các địa chỉ không được phép truy xuất được ghi lần lượt theo từng dòng.

+ Ta có thể có nhiều acl, ứng với mỗi acl phải có một http_access như sau:

acl MyNetwork src 172.16.1.0/255.255.255.0

acl BadDomain dstdomain yahoo.com

http_access deny BadDomain

http_access allow MyNetwork

http_access deny all

+ Như vậy cấu hình trên cho ta thấy proxy cấm các máy truy xuất đến site Yahoo! và chỉ có mạng 172.16.1.0/24 là được phép dùng proxy. “http_access deny all”: cấm tất cả ngoại trừ những acl đã được khai báo.

- Nếu proxy không thể kết nối trực tiếp với Internet vì không có địa chỉ IP thực hoặc proxy nằm sau một Firewall thì ta phải cho proxy query đến một proxy khác có thể dùng Internet bằng tham số sau :

cache_peer linuxsrv.mcsevn.com parent 8080 8082

+ Cấu hình trên cho chúng ta thấy proxy sẽ query lên proxy “cha” là linuxsrv.mcsevn.com với tham số parent thông qua http_port là 8080 và icp_port là 8082.

- Ngoài ra trong cùng một mạng nếu có nhiều proxy server thì ta có thể cho các proxy server này query lẫn nhau như sau:

cache_peer proxy2.mcsevn.com sibling 8080 8082

cache_peer proxy3.mcsevn.com sibling 8080 8082

sibling dùng cho các proxy ngang hàng với nhau.

4/ Khởi động Squid:

- Sau khi đã cài đặt và cấu hình lại squid, ta phải tạo cache trước khi chạy squid bằng lệnh:

squid –z

- Nếu trong quá trình tạo cache bị lỗi, ta chú ý đến các quyền trong thư mục cache được khai báo trong tham số cache_dir. Có thể thư mục đó không được phép ghi. Nếu có ta phải thay đổi bằng:

chown squid:squid /var/spool/squid

chmod 770 /var/spool/squid

- Sau khi tạo xong thư mục cache, ta khởi động và dừng squid bằng script như sau:

/etc/init.d/squid star

/etc/init.d/squid stop

- Sau khi squid đã khởi động, muốn theo dõi và quản lý việc truy cập của các client hay những gì squid đang hoạt động cache như thế nào, ta thường xuyên xem xét những file sau đây:

****** cache_log: bao gồm những cảnh báo và thông tin trạng thái của cache

****** store_log: bao gồm những cơ sở dữ liệu về những thông tin gì mới được cập nhật trong cache và những gì đã hết hạn

****** access_log: chứa tất cả những thông tin về việc truy cập của client, bao gồm địa chỉ nguồn, đích đến, thời gian……

Chúc bạn thành công !